Một trong những vật dụng hay được sử dụng nhất để chống hạn đó là máy bơm nước. Nhưng không phải ở nơi nào, người dân đủ tiền để mua và có điều kiện để sử dụng những chiếc máy bơm chạy điện, chạy nhiên liệu. Ý tưởng tạo nên những chiếc máy bơm nước đạp chân ra đời đã giúp người dân vùng khó tạm vượt qua được vấn đề thiếu nước sản xuất và sinh hoạt.
Máy bơm nước đạp chân ra đời giúp người dân vùng khó tạm vượt qua được vấn đề thiếu nước sản xuất và sinh hoạt
Nước chiếm 70% diện tích trái đất, nhưng lượng nước sạch mà 7 tỉ người trên thếgiới có thể cùng sử dụng được chỉ chiếm chưa đến 1%. Số lượng này ngày càng ít dần vì bị nhiễm bẩn. Và vì vậy mà 1/8 dân số thế giới hiện không có nước sạch để uống và 1/5 dân số thế giới không có đủ nước sạch dùng trong sinh hoạt.
Liên Hiệp Quốc dự báo đến năm 2025, sẽ có khoảng 1,8 tỉ người sống tại các quốc gia hoặc khu vực “hoàn toàn khan hiếm nước” và 2/3 dân số sống trong điều kiện căng thẳng về nguồn cung nước.
Thiếu nước các nhà máy thủy điện không thể cung cấp điện và nhiều ngành công nghiệp như khai thác khoáng sản hay dệt cũng không thể hoạt động. Thiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp… Thiếu nguồn nước là nguyên nhân chính dẫn tới nạn đói, suy dinh dưỡng, giáo dục kém, bệnh tật… ở nhiều nơi trên thế giới.
Thiếu nước là nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, bệnh tật, giáo dục kém…
Các nhà khoa học cho rằng, cần phải có một giải pháp thủy lợi cấp nước cho canh tác đơn giản và giá rẻ để giúp người dân tại các vùng xa xôi hẻo lánh thoát khỏi đói nghèo. Những chiếc máy bơm nước đạp chân chính là giải pháp lý tưởng cho việc cung cấp nước trong canh tác nông nghiệp tại các vùng còn kém phát triển. Sản phẩm bơm nước đạp chân do Gunnar Barnes của Sở Nông thôn Rangpur/Dinajpur hợp tác với Tổ chức phát triển quốc tế Nepal thiết kế vào năm2006.Thiết bị bơm nước đạp chân giúp khai thác nguồn nước ngầm cấp cho hệ thống thủy lợi để tạo ra các vụ mùa bội thu. Chiếc máy bơm nước đơn giản sẽ mang lại cơ hội thoát nghèo cho hàng triệu người trên thế giới.
Máy bơm nước đạp chân do GunnarBarnes của Sở Nông thôn Rangpur/Dinajpur
hợp tác với Tổ chức phát triển quốc tế Nepal thiết kế vào năm 2006